Powered by Blogger.

Thursday 17 December 2015

Tân Hiệp Phát không sốt sắng vụ chai Number 1 có ruồi?

Theo luật sư bào chữa cho Võ Văn Minh, Công ty Tân Hiệp Phát không biểu hiện sự lo sợ khi bị cáo này muốn doanh nghiệp đưa tiền để đổi lấy chai chai Number 1 có ruồi. 

Sáng 18/12, phiên tòa xét xử vụ Cưỡng đoạt tài sản liên quan đến chai Number 1 có ruồi tiếp tục diễn ra tại TAND tỉnh Tiền Giang.

Luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP HCM, bảo vệ cho bị cáo Võ Văn Minh) cho biết, chiều hôm trước, ông đã nói rất nhiều về mô típ, quy trình giải quyết vụ việc của Tân Hiệp Phát.

Theo lời khai của bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát, Bình Dương) thì nhân viên giải quyết khiếu nại khách hàng Trương Tiểu Long đã báo cáo bà từ ban đầu về việc Minh yêu cầu đưa tiền. Tuy nhiên, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang cho rằng đây là chuyện nội bộ của Tân Hiệp Phát.

1
Võ Văn Minh được cảnh sát đưa đến TAND tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Việt Tường. 

“Đại diện VKSND nói như vậy là không đúng, không xem xét ý thức của những người có liên quan là có lo sợ hay không. Quy trình xử lý vụ việc của công ty cho thấy Tân Hiệp Phát hoàn toàn chủ động trong việc này, họ không có biểu hiện lo sợ”, luật sư Thi nói.

Cũng theo luật sư, ông Hoàng Chí Dưỡng (trợ lý của bà Bích) khai, Long chỉ mới báo cáo cho ông việc anh Minh kêu đưa tiền chứ chưa báo điều này cho bà Bích. Tuy nhiên, theo đơn tố cáo của bà Bích thì Long thường xuyên điện thoại báo cáo vụ việc cho bà là không đúng.

“Theo bút lục 139, Trương Tiểu Long nói quy trình của công ty là không có báo vượt cấp. Như vậy, những vấn đề mâu thuẫn nhau giữa lời khai tại tòa và hồ sơ đã không được đại diện VKSND đề cập đến. Tôi cho rằng, bà Bích không nắm thông tin từ đầu nên không có gì lo sợ”, luật sư Thi nêu quan điểm.

Người bào chữa cho bị cáo cũng đưa ra quan điểm, Tân Hiệp Phát vận hành theo quy trình giải quyết khiếu nại thông thường chứ không tỏ ra sốt sắng gì trong vụ này. Vì vậy, đây không phải là lo sợ, nếu lo sợ thì không kéo dài sự việc cho đến hai tháng.

“Tân Hiệp Phát không chủ động gọi điện cho Minh mà chỉ chờ Minh gọi thì nói rằng đó là lời đe dọa của khách hàng”, người bào chữa nói.

Những vấn đề luật sư tranh luận lại với VKSND sáng nay chủ yếu là hành vi của Minh có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, những suy nghĩ mà Minh nói sẽ làm có được cho là vi phạm pháp luật?

Luật sư Thi cho rằng, theo Luật Báo chí thì mọi công dân đều có quyền cung cấp một hoặc nhiều vụ việc nào đó liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm cho cơ quan truyền thông. Ngoài ra, theo quy định của Luật An toàn thực phẩm thì bất cứ người nào phát hiện thực phẩm bị lỗi thì có thể thông báo cho Hội bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ thông báo cho công chúng biết có sản phẩm lỗi.

Nếu anh Minh phát tờ rơi cho bà con thì đây được xem là quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp quy định. Trường hợp Minh phát tờ rơi, Tân Hiệp Phát chứng minh được sản phẩm đó không có lỗi thì công ty có quyền khiếu kiện Minh về việc cung cấp thông tin không đúng sự thật.

“Tại sao người ra suy nghĩ đến điều mà pháp luật cho phép để thực hiện quyền của một cá nhân, quyền người tiêu dùng thì lại cho là đe dọa. Khi họ nói ra quyền của họ thì không thể gọi là đe dọa được”, luật sư Thi nêu quan điểm.

Theo cáo trạng, Minh với chị ruột Võ Thị Thảo thuê mặt bằng bán bún tại ngã ba An Cư, xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang). Họ thỏa thuận, mỗi người bán một tuần xen kẽ nhau, riêng chị Thảo có bán nước uống.

Ngày 3/12/2014, khi Minh lấy nước ngọt bán giúp chị Thảo thì anh này phát hiện trong chai nhựa nhãn hiệu Number 1 có con ruồi bên trong nên mang đi cất giấu. Sau đó, nam thanh niên nghĩ đến ý định dùng chai Number 1 này để đe dọa, yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát đưa tiền cho mình nhằm đổi lấy sự im lặng của anh ta.

Hai ngày sau, Minh được cho là điện thoại đến Công ty Tân Hiệp Phát để yêu cầu doanh nghiệp đưa 1 tỷ đồng. Nếu doanh nghiệp không đưa tiền, Minh sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đăng tải trên báo chí, cung cấp thông tin cho chương trình 60 giây và in 5.000 tờ rơi về vụ này để Tân Hiệp Phát mất uy tín.

Ngày 6/12/2014, Tân Hiệp Phát phân công nhân viên đến gặp Minh. Anh này sau đó đưa ra yêu cầu đại diện doanh nghiệp phải đưa cho mình 1 tỷ đồng để đổi lấy chai Number 1 có ruồi nhưng bất thành. Hai lần thỏa thuận sau đó, Minh được cho là hạ giá xuống 600 triệu đồng và cuối cùng là chốt lại 500 triệu.

Ngày 27/1, Tân Hiệp Phát cử 3 nhân viên đến Tiền Giang gặp Minh. Sau khi đại diện doanh nghiệp đưa Minh nửa tỷ đồng tại quán giải khát Hương Quê ở xã Hậu Thành (Cái Bè), anh này viết biên nhận cho người giao tiền. Khi Minh để tiền vào cốp xe máy và định ra về thì bị công an ập vào bắt quả tang. Sau đó, Công an Tiền Giang tạm giam Minh đến nay.

Nhà nghèo nhất thôn mua 12 lô đất sát sân bay quân sự

Nhiều cá nhân chỉ là người lao động bình thường, thậm chí thuộc diện nghèo lại có tiền mua hàng chục lô "đất vàng" ở khu vực nhạy cảm ven biển Đà Nẵng. 

Ngày 17/12, trao đổi với Zing.vn, ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), thốt lên: "Tôi rất bất ngờ vì chỉ có 26 người nhưng họ đứng tên mua 74 lô đất ở khu vực ven biển Đà Nẵng".

Bất thường những người mua đất ven biển

Ông Tăng Hà Vinh - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn, cho biết có 246 lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) với diện tích gần 40.000 m2 nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc.

Trong 26 cá nhân đứng tên mua đất ven biển, chỉ 15 người có hộ khẩu tại Đà Nẵng, các cá nhân còn lại ở Hà Nội và TP HCM.

Nhà nghèo nhất thôn mua 12 lô đất sát sân bay quân sự
Hàng trăm lô đất (đánh dấu vàng) ven biển đã được các cá nhân đứng tên sở hữu nhưng nhà chức trách nghi ngờ đứng sau là các ông chủ người Trung Quốc. Ảnh: Đ.Nguyên. 
Theo lãnh đạo và người dân địa phương, hầu hết những cá nhân trên đều là người lao động chân tay với mức thu nhập đủ sống. Thế nhưng, giờ họ lại có tiền mua hàng chục lô "đất vàng" ven biển.

Ví dụ, ông Lý Phước Cang (thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), mua tới 12 lô đất rộng khoảng 2.000 m2. Tính theo giá đất hiện hành, số tiền ông này bỏ ra để mua 12 lô đất trên khoảng 60 tỷ đồng.

Chủ nhiều lô đất là bảo vệ cho công ty Trung Quốc

Trước thông tin này, bà Nguyễn Thị Tấn, Trưởng thôn Dương Sơn tỏ ra bất ngờ: "Gia đình ông Cang nghèo đến mức cha ốm nặng không có tiền đi chữa bệnh. Ba năm trước, tôi xin cho ông ấy đi làm bảo vệ. Vợ ông này làm công nhân, thu nhập của hai người không đủ nuôi con ăn học thì lấy đâu ra tiền mua 12 lô đất".

Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư chi bộ thôn Dương Sơn cũng cho biết, ông Cang lấy vợ được hơn 10 năm, sinh 2 người con. Gia đình ông Cang thuộc diện nghèo nhất thôn và đang phải ở nhờ nhà cấp 4 của người chú họ.

"Nhà bị xuống cấp lâu rồi mà không sửa được thì lấy đâu ra tiền để mua đất. 12 lô đất ven biển chắc là tiền của người khác nhờ ông ấy đứng tên mua hộ", ông Thành khẳng định.

Nhà nghèo nhất thôn mua 12 lô đất sát sân bay quân sự
Ngay sau các khách sạn cao tầng do người Trung Quốc làm chủ là sân bay Nước Mặn. Ảnh: Đoàn Nguyên.  
Tương tự, ông Trách Duy Phúc (tổ 96, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) làm bảo vệ nhưng cũng mua 3 lô đất. Ông Nghĩa cho hay, ông Phúc người Cao Bằng, gốc Hoa đến làm việc tự do ở phường Khuê Mỹ hơn mười năm nay.

Trước đây, ông Phúc là đội trưởng đội bảo vệ Công ty Silver Shores (Trung Quốc). Năm 2014, nghỉ việc chưa được bao lâu, ông này mua 3 lô đất tổng diện tích gần 500 m2 ở đường Võ Nguyên Giáp.

"Ông Phúc có một nhà trọ ở đường Nguyễn Đức Thuận (gần sân bay Nước Mặn) cho người Trung Quốc thuê. Với thu nhập của ông ấy rất khó để mua 3 lô đất ở ven biển", vị lãnh đạo này nói.

Trao đổi qua điện thoại, ông Phúc thừa nhận các lô đất ông mua ở gần sân bay Nước Mặn có sự hợp tác đầu tư của người Trung Quốc.

“Chúng tôi mua đất để đầu tư kinh doanh, việc này đúng luật. Khi đầu tư, tôi cũng nói với phía đối tác là phải tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp Việt Nam. Gần đây, dư luận râm ran về việc những lô đất này thuộc vùng nhạy cảm gì đó. Tuy nhiên chúng tôi đầu tư làm ăn kinh tế, đâu có nghĩ gì sâu xa”, ông Phúc nói rồi tắt điện thoại.

Người Việt không có vai trò trong công ty cổ phần

Ông Vinh cho biết, các lô đất biệt thự ở đường Võ Nguyên Giáp thuộc quyền quản lý, sử dụng của UBND TP Đà Nẵng. Các tập thể, cá nhân mua đất thì giao dịch với lãnh đạo Công ty khai thác quỹ đất (trực thuộc Sở TN - MT TP) và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cửa.

Nhà nghèo nhất thôn mua 12 lô đất sát sân bay quân sự
Trên giấy tờ, các lô đất này do người Việt đứng tên nhưng sau khi xây khách sạn, ông chủ lại là người Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Nguyên. 
Trước đây, một số người dân mua đất ở khu vực này. Sau đó, họ không có nhu cầu sử dụng nên chuyển nhượng cho người khác. “Khi thấy hồ sơ hợp lệ thì chúng tôi làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định”, ông Vinh cho hay.

Còn ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng cho rằng, đứng đằng sau các cá nhân này có khả năng là những ông chủ nhiều tiền người Trung Quốc. Hiện, phần lớn các lô đất này đều được xây dựng khách sạn, nhà hàng mang tên Trung Quốc.

"Diện tích không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông”, ông Điểu cho hay.

Vị lãnh đạo này kể, vừa rồi đích thân ông đã rà soát những công ty cổ phần xin phép thành lập trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Kết quả, nhiều doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần rất ít.

Nhà nghèo nhất thôn mua 12 lô đất sát sân bay quân sự
Thậm chí ngay cả các quán massage, người Việt cũng rất khó tiếp cận. Ảnh: Đoàn Nguyên. 
"Quyền quyết định ở các doanh nghiệp này thuộc về người Trung Quốc. Người Việt chỉ làm thuê và hưởng lợi nhuận theo mức độ đóng góp cổ phần", ông Điểu cho hay.

Khách sạn, nhà hàng chỉ dành cho người Trung Quốc

Theo tìm hiểu của Zing.vn, các nhà hàng, khách sạn có ông chủ là người Trung Quốc, hầu như chỉ dành cho người Trung Quốc đến ăn uống và thuê trọ.

Anh Trần Văn Khánh, một hướng dẫn viên du lịch kể, cách đây gần tháng, anh dẫn đoàn 7 khách người Việt đến thuê phòng ở khách sạn trên đường Võ Nguyên Giáp có chủ là người Trung Quốc.
"Thấy chúng tôi, cô lễ tân nói: Đã hết phòng. Ra đến cửa, tôi thấy có 3 vị khách người Trung Quốc đến thuê phòng thì vẫn còn", anh Khánh kể.

Giám đốc một ty du lịch ở Đà Nẵng cho biết thêm, ngay cả khu giải trí casino cao cấp Silver Shores cũng không nhận người Việt đến lưu trú.

"Công ty của tụi tôi mỗi lần đưa khách đến thì tuyệt đối họ không hợp tác. Mấy nhà hàng, khách sạn ngay cạnh sân bay Nước Mặn cũng làm ăn khép kín. Đa số người Trung Quốc, Hồng Kông thuê ở chứ người Việt mình thì không thể bén mảng đến được", vị giám đốc này nói.

Để xác minh thông tin trên, phóng viên đã đóng giả du khách đến các khách sạn trên đặt phòng nhưng đều nhận được câu trả lời: hết phòng.
 
Blogger Templates